Latest Post

Chú ý khi trồng rau trên sân thượng có mái che

|0 comments

Chú ý khi trồng rau trên sân thượng có mái che


Thường thì ở thành phố những sân thượng hay được bỏ không hay là chỉ trồng mấy cây hoa,mấy cây cảnh sau đó là để làm sân phơi. Hôm nay xin hướng dẫn các bạn cách trồng rau trên sân thượng có mái che góp phần giúp bạn có thêm vườn rau sạch cho gia đình vừa tạo ra một không gian sống xanh trên sân thượng.
Sân thượng với mái che là khung sắt sau đó làm giàn trồng rau trên sân thượng.


Trồng rau trên sân thượng không những góp phần tạo không gian sống xanh cho ngôi nhà mà còn có tác dụng làm cho ngôi nhà bạn trở nên mát mẻ hơn vào mùa hè ấm áp vào mùa đông.

Một số gia đình có sân thượng đã được lợp các mái tôn,hay là chống nắng bằng các mái che.Họ muốn trồng rau tại nhà, nhưng mà họ lại chưa thể hiểu được là rau hay bất cứ loại cây nào cũng cần phải có ánh nắng để quang hợp hấp thụ chất dinh dưỡng thì rau mới có thể phát triển tươi tốt được.Nếu không có ánh sáng hoặc là ánh sáng không đủ thì cây rau khó có thể phát triển tốt.
Hai bên sân thượng được bắn khung để làm giàn cheo rau


Do đó khi làm mái che trên sân thượng cũng phải chú ý để cho cây rau có thể phát triển tốt,rau ăn ngon hơn và thu hoạch được nhiều rau hơn.

Vậy khi làm mái che cho sân thượng thì tại sao bạn không nên làm ý tưởng là làm giàn cheo cho sân thượng vừa có tác dụng trồng rau vừa để che nắng che mưa cho sân thượng,giúp cho ngôi nhà bạn trở nên mát mẻ hơn,Không gian xanh hơn,trồng được nhiều rau hơn

Tốt nhất nếu bạn muốn trồng rau trên ban công sân thượng thì bạn không nên bắn tôn hay làm các mái che kín như vậy sẽ không có ánh sáng để cho cây có thể phát triển.Thay vào đó bạn nên làm mái che bằng khung sắt hay là khung gỗ..thưa để trồng rau trên giàn khung luôn.Vừa có thêm diện tích trồng rau vừa tạo thêm những không gian xanh cho sân thượng.

Các bệnh trên rau mầm

|0 comments

Các bệnh trên rau mầm

1. Điều kiện phát sinh phát triển:
       Nhiệt độ, hàm lượng nước trong đất và độ pH là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự sinh trưởng, phát triển và bảo tồn của nấm.
Nhiệt độ thích hợp nhất của nấm là 25 – 28 0C, nhiết độ thấp nhất là 5 – 10 0C, cao nhất là 35 0C. Vì vậy hầu hết các loại nấm không thể phát triển trong cơ thể con người, pH thích hợp nhất cho nấm là 6 – 6,5. Điều kiện lạnh khô thích hợp cho nấm bảo tồn hơn là điều kiện nóng ẩm.
       Nấm gây bệnh có thể tồn tại trong đất trong thời gian rất dài kể cả trong điều kiện không có cây ký chủ. Chúng bảo tồn bằng các sợi nấm, hạch nấm, hậu bào tử, bào tử trứng và những bào tử có vách dày ở trong đất và trên tàn dư cây trồng.

2. Triệu chứng bệnh do nấm gây ra:
       Nấm xâm nhiễm, gây hại cây trồng làm cho rễ và các tế bào mạch dẫn của cây không còn khả năng hút nước và chất dinh dưỡng từ giá thể. Vì vậy mà các triệu chứng của bệnh nấm đất gây ra thường rất giống nhau, đều gây héo vàng, còi cọc và chết cây.
Các bệnh thường xuất hiện trên rau mầm như:
a. Thối rễ
Nấm gây bệnh: Pythium, Phytophthora, Rhizoctonia, Cylindrocladium, Armillaria và nhiều loại khác. Bệnh này gây thối toàn bộ hệ thống rễ hoặc có loài gây hại các rễ chính… Triệu chứng biểu hiện trên mặt đất là các hiện tượng héo, lá chết và rụng xuống, khi bị bệnh nặng gây chết toàn cây.
b.Thối thân, lỡ cổ rễ, thối nhũn
Nấm gây bệnh: Phytophthora, Sclerotium, Rhizoctonia, Scleortinia, Fusarium, Aspegillus niger. Triệu chứng điển hình của những loại bệnh này là gây thối phần gốc thân sát mặt đất. Khi gốc thối dẫn đến hiện tượng héo vàng, rụng lá và chết toàn cây. Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện nóng ẩm.
c. Lỡ cổ rễ và chết rạp cây con
Nấm gây bệnh: Pythium, Phytophthora, Rhizoctonia, Sclerotium rolfsii, Fusarium spp. Những nấm này có thể xâm nhiễm vào hạt và cây con trong suốt thời gian nảy mầm của cây. Điều kiện thích hợp cho hạt nảy mầm cũng là điều kiện thích hợp cho nấm phát triển và gây bệnh như nơi râm mát, khô hay đất ẩm, bề mặt đất mặt chặt là những điều kiện cho nấm gây hại nặng.
d. Thối nhũn
Do vi khuẩn: Erwinia carotovora mô bệnh có mùi hôi khó chịu, phần lá của cây bị héo rũ, cụp xuống để lộ rõ gốc và thối nhanh chóng. Trên mô bệnh và thân cây dính dịch vi khuẩn màu vàng xám.
3. Biện pháp hạn chế sự phát sinh phát triển của bệnh
- Khay trồng sau thu hoạch phải vệ sinh sạch sẽ, phơi nắng để diệt mầm bệnh..
- Mua hạt giống chuyên dùng trồng rau mầm của các công ty có uy tín (không có thuốc bảo quản). Trong qúa trình ngâm ủ hạt giống nên sử dụng nước ấm (54 0C), loại bỏ các hạt lép, tạo chất và sạch bệnh..
- Nước dùng để phun cho rau mầm phải là nước sạch, nước qua xử lý. Không sử dụng nguồn nước kênh mương, nguồn nước có nguy cơ nhiễm khuẩn. Điều chỉnh ánh sáng, lượng nước tưới để tạo ẩm độ thích hợp.
- Giá thể trồng rau mầm phải là loại đất trồng sạch, không chứa các thành phần hóa học có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Giá thể không nên trồng nhiều lần. Sau mỗi lần trồng có thể tái sử dụng bằng cách xới lên, nhặt hết rễ còn sót, đem phơi nắng.
- Khi phát hiện rau mầm có phát sinh bệnh, không được dùng thuốc bảo vệ thực vật. Biện pháp xử lý duy nhất là hạn chế tưới nước, dùng muỗng vét các chỗ bị bệnh ra khỏi khay, cách ly những khay bị bệnh ra khỏi khu vực sản xuất để tránh lây lan.

Kỹ thuật trồng rau cải

|0 comments

Kỹ thuật trồng rau cải

1.Thời vụ:
+ Vụ đông xuân: gieo hạt từ tháng 8 đến tháng 12.
+ Vụ hè thu: gieo hạt từ tháng 2 đến tháng 6.
2.Chuẩn bị vật tư
+ Thùng xốp, chậu nhựa thông minh.
+ Đất dinh dưỡng: Đất Tribat, giá thể nền hữu cơ, hoặc  hỗn hợp đất phù sa và phân trùn quế.
+ Bình tưới 1 lít hoặc 2 lít.

3. Chuẩn bị giá thể hữu cơ.
+ Trộn hỗn hợp đất phù sa và phân trùn theo tỷ lệ 50% đất phù sa + 50% phân trùn (hoặc 50% đất Tribat, giá thể nền hữu cơ). Đổ hỗn hợp đất phù sa và phân trùn vào chậu trồng rau cách miệng chậu 2cm.
4. Trồng cây con hoặc gieo hạt
+ Trồng cây con: mỗi loại rau cải có khoảng cách trồng khác nhau.
+ Gieo hạt: Cải dễ nảy mầm nên có thể gieo trực tiếp (hoặc ngâm hạt trong nước ấm 2 giờ, ủ 12 giờ cho hạt nứt nanh trước khi gieo). Sau khi gieo nên phủ 1 lớp giá thể (đất) mỏng lên trên, tưới nhẹ để giữ ẩm và làm chắc gốc khi cây lớn.
5. Chăm sóc
- Tưới nước cho cây:
+  Tưới nước 2 lần trong ngày vào sáng sớm và chiều mát đối với mùa hè. Không nên tưới nước vào giữa trưa nắng nóng.
+ Tưới nước 1 lần trong ngày vào chiều tối đối với mùa đông. Không nên tưới nước quá nhiều cho cây.
- Khi cây rau có 2-3 lá thật ta nên phun bổ sung các loại phân hữu cơ sinh học định kỳ 7-10 ngày/ lần. Có thể dùng chế phẩm hữu cơ hoặc  ngâm phân trùn vào nước theo tỷ lệ 1kg phân giun cho 3 lit nước sau đó lọc lấy nước và đem nước phân giun tưới cho cây.
- Khi cây được 3- 4 lá thật: Tỉa bớt những cây nhỏ để ăn sống và giữ lại các cây mập, sao cho khoảng cách các cây còn 2-3cm, sau đó tiếp tục tỉa thưa dần khi cây lớn hơn. Hoặc có thể nhổ toàn bộ rau trong khay để ăn khi cây còn non (cải gém), chỉ giữ lại những cây to, mập để trồng lại vào khay. Khoảng cách giữa các cây 4-5cm.
- Nếu mật độ gieo dày cần tỉa thưa sớm để tránh hiện tượng thối nhũn gốc (do mật độ & độ ẩm cao) và hiện tượng vống cây (cây cao và yếu do phải cạnh tranh ánh sáng).
- Hàng ngày kiểm tra rau vào buổi sáng sớm và chiều mát. Nếu thấy có vết sâu cắn hoặc vết phân sâu mới phải tìm bắt sâu ngay. Sâu hại cải thường là sâu xanh có màu giống màu lá (do bướm trắng bay đến đẻ trứng) nên phải nhìn kỹ mặt dưới lá mới phát hiện được sâu.
6. Thu hoạch
- Sau trồng 25 - 30 ngày thì rau cho thu hoạch. Nhổ cả cây hoặc dùng dao cắt để lại gốc cho cây lên mầm tiếp (đối với cải bó xôi).
- Đối với cải củ ngoài thu củ có thể áp dụng cách thu non ăn lá sau trồng khoảng 1 tháng.

Sử dụng rau mầm đúng cách

|0 comments

Sử dụng rau mầm đúng cách


Rau mầm thường được trồng từ các loại hạt giống phổ biến như: Củ cải, cải bẹ xanh, đậu xanh, đậu đỏ, đậu trắng, cải ngọt, rau muống, cỏ linh lăng, vừng đen, rau dền… 
Rau mầm được ưu chuộng vì có giá trị dinh dưỡng cao (gấp 3 - 5 lần rau thường). Tuy nhiên, không phải mầm cây nào cũng tốt và vô hại. Ngoài ra, nếu được nuôi trồng và chế biến không đúng cách rau mầm có thể gây độc, ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của người sử dụng.

Không phải rau mầm nào cũng tốt

Không phải mầm cây nào cũng tốt và vô hại. Đặc tính sinh học của hạt giống sẽ có thể dẫn đến nguy cơ ngộ độc. Như ăn phải rau mầm khoai tây chứa độc chất solanine, mầm hạt đậu ván già có độc chất sapo glucozite và trypsin... có thể khiến người ăn bị ngộ độc. 
Ngoài ra muốn có rau mầm sạch cần có hạt giống sạch. Trên thị trường cũng xuất hiện những hạt giống trôi nổi. Loại này nguy cơ gây độc hại là rất cao do có thể đã bị xử lý qua hóa chất mà bằng mắt thường chúng ta không thể nào thấy được. 
Kỹ thuật canh tác không đảm bảo, rau mầm cũng không sạch vì chúng có thể bị nhiễm khuẩn. Để trồng rau mầm, người ta phải sử dụng các giá thể như: Xơ dừa, rơm cắt nhỏ, lõi trắng bắp ngô cắt nhỏ. Những giá thể này phải tiệt trùng. 

Nếu không qua tiệt trùng để diệt vi khuẩn, nấm mốc với điều kiện nóng ẩm, ít nắng sẽ khiến rau mầm dễ nhiễm nấm mốc, vi khuẩn như E.coli... Giá bằng đất cát còn có thể chứa nhiều kim loại nặng hoặc hàm lượng nitrat cao. Nước tưới cho rau mầm cũng cần nước sạch.
Về nguyên tắc, để bảo vệ hạt giống và tránh sự gây hại của các loại nấm bệnh, côn trùng, khi bảo quản, các nhà sản xuất hạt giống thường phải khử trùng bằng việc tẩm hoặc trộn hạt giống với thuốc bảo vệ thực vật. Trong khi rau mầm thường cho thu hoạch khoảng 7 - 10 ngày và được gieo với mật độ rất dày, chỉ tưới nước trong những khay kín, không có nước thải ra nên khả năng dư lượng thuốc bảo vệ ở rau mầm trồng bằng hạt giống đã xử lý thuốc có thể vượt mức cho phép. 
Mỗi loại thuốc bảo vệ thực vật để phân hủy cần phải có thời gian nhất định (thường khoảng một tuần với điều kiện ngoài trời, có ánh sáng, nhiệt độ cao), trong khi rau mầm trồng trong điều kiện mát, thiếu sáng, thời gian phân giải thuốc phải dài hơn. Mọi người lại thường ăn sống nên có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe.

Không nên ăn quá nhiều rau mầm

 

Thông thường cứ 100g rau mầm sẽ có hàm lượng dinh dưỡng bằng với 1,5kg rau bình thường. Nó chứa nhiều vitamin, chất xơ và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Nhờ vậy, loại rau này giúp nâng cao sức đề kháng, làm chậm quá trình lão hóa, mịn da. Hàm lượng chất xơ cao cũng giúp người ăn dễ tiêu hóa, hấp thụ và chuyển hoá các chất phức tạp.
Một số loại rau mầm ngoài việc sử dụng làm thực phẩm còn có chức năng làm thuốc như rau mầm súp lơ xanh chứa hàm lượng sulforaphan rất tốt cho sức khỏe, có tác dụng chống ôxy hóa, ngăn ngừa các tế bào gây ung thư cho cơ thể người.
Tuy rau mầm rất tốt, nhưng không nên ăn quá nhiều. Mỗi người chỉ cần ăn lượng rau mầm nhỏ bằng 1/10 - 2/10 rau trưởng thành. Chẳng hạn, nếu ăn 500g rau trưởng thành mỗi ngày thì chỉ nên ăn 50g rau mầm mỗi ngày. Không nên ăn rau mầm thay thế hoàn toàn rau trưởng thành mà nên ăn xen giữa các bữa rau trưởng thành. 
Chỉ nên sử dụng các loại rau mầm đã được nghiên cứu chứng minh là ăn được như rau mầm củ cải trắng, mầm lạc, đậu tương, súp lơ, rau muống... Và nên ăn rau mầm chín vì các hóa chất (nếu có) trong rau mầm có thể sẽ bị tiêu hủy hoặc giảm đi nhiều nếu rau được nấu chín.
Các chuyên gia khuyên, để đảm bảo an toàn khâu chọn hạt giống, nên đến những địa chỉ uy tín bán hạt giống và nói rõ về nhu cầu mua hạt giống làm rau mầm, không phải gieo trồng bình thường để người bán đưa đúng và người mua cũng mua đúng. Hoặc, tìm đến những nơi chuyên sản xuất rau mầm để mua, hạt giống được đóng gói cẩn thận có đầy đủ thông tin cụ thể nhà sản xuất. Tốt nhất, nên đến các trung tâm khuyến nông tại địa phương để mua hạt.
Rau mầm cũng không nên để quá lâu, chỉ dùng trong vòng 24 giờ. Với những gia đình làm rau mầm bằng máy trồng rau siêu sạch đang được bán nhiều trên thị trường, lưu ý thay nước mỗi ngày cho bình chứa nước của máy, vệ sinh bởi nguy cơ nhiễm bẩn rất cao do môi trường máy dễ nhiễm khuẩn, nước sẽ có mùi hôi. Đặc biệt máy có nắp đậy để giảm sự tiếp xúc của hạt giống với môi trường ngoài, tránh nhiễm khuẩn nên bạn cần hạn chế mở nắp.

Thế nào là hạt giống tốt?

|1 comments

Thế nào là hạt giống tốt?

- Hạt giống phải còn hạn sử dụng. Nếu bạn mua hạt giống đã hết hạn sử dụng thì rất khó để hạt nảy mầm hoặc có nảy mầm thì cây sẽ yếu và dễ mắc bệnh.
- Người bán có bảo quản hạt giống tốt không? Ta có thể xem qua bao bì bằng mắt thường, nếu bao bì nhăn nheo, bạc màu do mưa nắng hoặc bị rách thì bạn không nên chọn nơi bán đó.
- Hạt giống không được tẩm thuốc bảo vệ thực vật. Thông thường những hạt giống kém chất lượng, thì nhà cung cấp mới tẩm thuốc bảo vệ thực vật nhầm giúp hạt giống trong có vẻ tươi hơn, tốt hơn nhưng khi trồng thì tỷ lệ nảy mầm không cao hoặc sau khi thu hoạch thì cũng không còn là rau mầm sạch nữa.
- Nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
- Nên mua hạt giống của các nước sản xuất có xuất xứ rõ ràng như Việt Nam, Thái Lan, Đài Loan, Úc...
Thế nào là hạt giống tốt?

Vậy nên mua hạt giống rau mầm ở đâu tốt nhất?

  Nếu bạn đã phân biệt được thế nào là hạt giống chất lượng và muốn tìm nơi bán hạt giống tốt nhất thì mình giới thiệu bạn những hạt giống rau mầm có xuất xứ từ Việt Nam sau đây.
 - Đây là hạt giống rau mầm có xuất xứ từ Việt Nam, bao bì dán nhãn thương hiệu công ty rõ ràng nên  bạn hoàn toàn yên tâm về chất lượng.
 - Và đặc biệt hơn những hạt giống rau mầm này không hề tẩm hóa chất bảo vệ thực vật, nên rất tốt cho sức khỏe của bạn.
 - Hạt giống rất chất lượng, nên tỷ lệ nảy mầm cao, mầm ra to, sau 5-7 ngày là bạn có thể thu hoạch được rồi. Dùng làm bữa ăn thì hết sẩy.
 - Hạt giống được bảo quản cực tốt. Có in ngày hết hạn hẳn hoi trên bao bì nên bạn hoàn toàn yên tâm.

Kỹ thuật trồng rau mầm sưu tầm cachtrongraumam.com

Trồng rau mầm - Tác dụng chữa bệnh của rau mầm

|0 comments
Tác dụng chữa bệnh của rau mầm
Rau mầm được đánh giá là có giá trị dinh dưỡng cao gấp 5 lần so với các loại rau bình thường. Cụ thể, lượng dinh dưỡng trong 50 gam rau mầm tương đương với lượng dinh dưỡng trong 200 gam rau bình thường.

Theo nhiều nghiên cứu, trong rau mầm cũng có chứa rất nhiều loại amino axit, vitamin (B, C, E, A…) với hàm lượng cao. Ngoài ra, rau mầm còn rất giàu chất xơ cùng chất khoáng, là những chất cần thiết cho cơ thể. Rau mầm cũng có chứa enzym tiêu hóa và một số thành phần cao cấp nhất của chất chống oxy hóa. Một chén rau mầm chứa 119 %vitamin C mà cơ thể cần trong ngày. Nó cũng có chứa nhiều men kích thích tăng trưởng, giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, ngừa cảm cúm, giảm cholesterol thừa trong máu. Đơn cử, trong rau mầm cải củ, hàm lượng vitamin C cao gấp 29 lần trong sữa, vitamin A cao gấp 4 lần và hàm lượng canxi cao gấp 10 lần trong khoai tây. 

Đây cũng là một nguồn cung cấp dồi dào carotene, chlorophyl, đạm dễ tiêu. Tương tự, trong giá đậu xanh cung cấp 32 calo và 0,84 gam chất xơ và 21-28 % protein.
Cũng nhờ giàu các vitamin, rau mầm còn có tác dụng giúp cơ thể tăng sức đề kháng, giữ gìn làn da mịn màng tươi tắn. Nguồn vitamin E và vitamin C dồi dào trong rau mầm giúp làm chậm quá trình lão hoá và tăng cường sinh lực. Một nghiên cứu của các nhà khoa học Australia cho thấy, hầu như tất cả các loại ra mầm (nhất là rau mầm củ cải trắng, bông cải xanh) đều có chứa chất glucosinonates (GSL). Khi nhai trong miệng, chất này sẽ biến thành chất isothiocyanates (ITC) giúp cơ thể chống lại sự phát triển tế bào ung thư. 

Tuy nhiên chất GSL chỉ có nhiều trong rau mầm và ít dần khi cây lớn. Ngoài ra, chất antioxidants trong rau mầm giúp bảo vệ bạn tránh khỏi những hóa chất phóng xạ và độc hại từ môi trường. Đồng thời, hai hoạt chất là phytoestro-genistein và daidzein trong giá đỗ có nhiều hơn hàng chục lần so với hạt đậu tương là các nội tiết tố cho sinh dục nữ và làm đẹp cho nữ giới.

Các chất trong rau mầm giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Ngoài ra còn giúp ngừa tiểu đường, ung thư... Hình minh họa Một nghiên cứu đã chứng minh, chất chống oxy hóa sulphoraphanes trong mầm bông cải xanh có tác dụng phòng ngừa ung thư. Một nghiên cứu được công bố vào 4/2012 của "Tạp chí Quốc tế về Khoa học Thực phẩm và Dinh dưỡng cho biết sulphoraphanes cũng có khả năng làm giảm kháng insulin và có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu ở những người bị bệnh tiểu đường. 

Cùng với đó, theo nghiên cứu của Đại học Davis, California, trong hạt lúa mì, lúa mạch đen và lúa mạch nảy mầm chứa ít hơn protein gluten. Hạt nảy mầm cũng chứa các enzyme phytase có thể ngăn cơ thể hấp thu kim loại nặng. Tuy nhiên, không phải rau mầm nào cũng ăn được. Bạn nên nhớ không được ăn rau mầm cây sắn, rau mầm khoai lang, rau mầm các loại dưa, rau mầm đậu ván và đậu trứng chim vì chúng có hàm lượng lớn glucozid sinh axit cyanhydric khiến bạn dễ bị nhiễm độc. (theo Sức khỏe 24h)

Kỹ thuật trồng rau thủy canh

|2 comments

Kỹ thuật trồng rau thủy canh - Thủy canh là kỹ thuật trồng cây không cần đất mà trồng trực tiếp vào dung dịch dinh dưỡng. Dinh dưỡng thủy canh đã được chuẩn hoá theo tiêu chuẩn quốc tế không ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng. Đây là phương pháp đơn giản giúp người dân ở thành phố có thể tự trồng rau sạch để ăn, là một thú tiêu khiển như chăm sóc cây hoa kiểng, là cách thư giãn của những người có cường độ làm việc cao như hiện nay, đặc biệt phù hợp với người lớn tuổi, người về hưu và trẻ em.


ƯU ĐIỂM trồng rau thủy canh
1. Không phải làm đất không có cỏ dại.
2. Trồng được nhiều vụ, có thể trái vụ, không cần tưới.
3. Không phải sử dụng thuốc trừ sâu bệnh, trừ cỏ dại.
4. Năng suất cao hơn từ 25% đến 50%.
5. Sản phẩm hoàn toàn sạch đồng nhất.
6. Người gìa yếu trẻ em có thể tham gia có hiệu quả.
7. Không tích lũy chất độc, không gây ô nhiễm môi trường.
ĐIỀU KIỆN TRỒNG
Tận dụng mặt bằng sân thượng, ban công hay khoảng sân trước nhà:
- Ánh sáng cho cây quang hợp ít nhất 5-6 giờ trong một ngày.
- Cần tránh nước mưa để dung dịch dinh dưỡng không bị pha loãng, có thể làm mái che bằng ni lông trắng.
- Cần phun nước 2-3 lần vào buổi trưa nắng gắt đối với rau ăn lá.
- Cần tránh cho cây khỏi bị nghẹt thở: Không bao giờ cho dung dịch ngập hoàn toàn bộ rễ, chừa phân nửa bộ rễ nằm trên mặt dung dịch.
Kỹ thuật trồng rau thủy canh

I. VẬT LIỆU
1. Hộp xốp (45 x 60 x 15 cm)
2. Chất dinh dưỡng
3. Rọ nhựa gieo hột
4. Hạt rau (xà lách, rau muống, cải xanh, cải ngọt, húng quế...)
5. Xơ dừa, tro trấu
6. Bình phun nước
II. TRÌNH TỰ THAO TÁC
1. Chuẩn bị hộp xốp: Hộp xốp có sơn đen bên trong hoặc lót ni long đen để đựng dung dịch.
2. Khoan lổ: Dùng ống nước bằng nhựa (có đường kính tương đương miệng rọ) đục lổ trên nắp hộp, số lổ phụ thuộc vào từng loại cây trồng: Rau muống, xà lách, cải xanh, ... có thể 24 lổ.
3. Chuẩn bị rọ gieo hạt: Dùng xơ dừa nhồi dưới đáy rọ, nhồi tro trấu bên trên, đặt rọ vào các lổ đã đục trên nắp hộp.
Chuẩn bị hộp xốp, sơn đen; Khoang lỗ trên nắp hạt; Chuẩn bị ro để gieo hạt
4. Gieo hạt: 2-3 hột vào mỗi rọ ở độ sâu khoảng 1cm
5. Pha dung dịch: Dinh dưỡng cô đặc đựng trong chai, lắc thật đều đổ vào thùng xốp, thêm đủ lượng nước theo hướng dẫn, sau đó khuấy đều. Mực nước cách miệng thùng ít nhất 2 cm.
6. Kết thúc: Đặt nắp hộp có sẳn rọ nhựa đã gieo hạt lên trên hộp xốp chứa dụng dịch dinh dưỡng, sao cho đáy rọ nhựa ngập trong dung dịch từ 1-2 cm.
Gieo 2 - 3 hạt vào mỗi rọ; Pha dung dịch dinh dưỡng; Đặt nấp hộp lên thùng
Chú ý: Theo dõi mực nước trong hộp xốp, cần pha dinh dưỡng thêm vào khi mực nước thấp hơn bộ rễ.

Kỹ thuật trồng rau mầm tổng hợp